Truy cập nội dung luôn

Tranh cổ động phòng, chống COVID-19: Kết nối sức mạnh cộng đồng

Những bức tranh cổ động mới ra đời trong thời gian gần đây với thông điệp đẩy lùi dịch COVID-19 đã tiếp nối ý nghĩa của dòng tranh đặc biệt này trong việc kết nối sức mạnh cộng đồng.

Tranh cổ động trở thành điểm nhấn trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN)

“Chống dịch như chống giặc,” “Sử dụng khẩu trang thường xuyên, rửa tay đúng cách để phòng, chống dịch COVID-19,” “COVID-19: Đừng chủ quan, đừng hoang mang”…

Thời gian gần đây, trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2), những bức tranh cổ động với nhiều thông điệp súc tích như trên cùng hình minh họa sinh động đã xuất hiện tại khắp ngõ, phố…

Hơi thở thời cuộc

Theo họa sỹ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, tranh cổ động là thể loại xung kích của mỹ thuật Việt Nam trong việc tuyên truyền những sự kiện, vấn đề thời sự của đất nước.

Qua nhiều giai đoạn lịch sử từ hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc đến thời kỳ Đổi mới, tranh cổ động đã phát huy vai trò, khích lệ toàn quân, toàn dân tham gia kháng chiến, thi đua lao động sản xuất để phục vụ cách mạng, xây dựng Tổ quốc.

Tranh cổ động của thế hệ họa sỹ trưởng thành trong kháng chiến (như Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Sáng...) đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị. Những tác phẩm này không chỉ phản ánh lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn gửi gắm nhiều thông điệp mang tính thời sự, gắn bó chặt chẽ với thời cuộc.

Họa sỹ Lương Xuân Đoàn cho rằng trong bối cảnh cả nước “căng mình” đẩy lùi COVID-19, những tác phẩm này có tác dụng khơi dậy lòng tự hào dân tộc, góp phần động viên, khích lệ tinh thần lao động, chiến đấu của nhân dân.

Hiện nay, dù các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ nhưng tranh cổ động vẫn khẳng định được vai trò, ưu thế riêng trong việc truyền tải chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân.

Với thông điệp ngắn gọn, mang tính thời sự, khẩu hiệu dễ hiểu, dễ nhớ, ngôn ngữ tạo hình khỏe khoắn, tranh cổ động tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, hành động của quần chúng.

“Những bức tranh cổ động mới ra đời trong thời gian gần đây với thông điệp đẩy lùi dịch COVID-19 đã tiếp nối ý nghĩa của dòng tranh đặc biệt này trong việc cổ vũ tinh thần đoàn kết, kết nối sức mạnh cộng đồng trong những thời điểm khó khăn,” họa sỹ Lương Xuân Đoàn chia sẻ.

Tranh cổ động tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, hành động của quần chúng. (Ảnh: Cục Văn hóa Cơ sở)

Lan tỏa cộng đồng

Việc liên tiếp cho ra đời những bức tranh cổ động với thông điệp kêu gọi cộng đồng chung tay đẩy lùi dịch COVID-19 cũng cho thấy trách nhiệm công dân của các họa sỹ. “Tôi mong muốn góp phần vào cuộc chiến chống COVID-19 bằng thế mạnh riêng,” họa sỹ Yên Thế, tác giả của nhiều bức tranh cổ động được cơ quan chức năng lựa chọn trưng bày trong thời gian gần đây, bày tỏ.

Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở(Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lich) cho biết trong thời gian ngắn (từ ngày 10-15/3), đơn vị này đã nhận được 103 tác phẩm tranh cổ động của 23 họa sỹ hưởng ứng cuộc vận động sáng tác phòng, chống dịch COVID-19.

“Đây là con số rất ấn tượng. Đặc biệt, những tác phẩm này đạt chất lượng tốt. Điều đó thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, nỗ lực vì cộng đồng của các họa sỹ,” bà Ninh Thị Thu Hương nhấn mạnh.

Cụ thể, các tác phẩm thể hiện thông điệp rõ ràng, gần gũi về những biện pháp phòng chống virus SARS-CoV-2, cách ứng xử, nâng cao ý thức cộng đồng, chọn lọc khi tiếp nhận thông tin, chung tay đẩy lùi dịch bệnh…

Trên cơ sở 103 tác phẩm gửi về tham gia cuộc vận động sáng tác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lựa chọn 14 mẫu để in 700.000 bản, đề nghị Ủy ban Nhân dân tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc, phường, thị trấn thuộc 63 tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức treo, dán ở những khu vực công cộng, các điểm sinh hoạt cộng đồng, bảng tin… Việc này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tới các tầng lớp nhân dân.

Thời gian gần đây, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng đẩy mạnh trưng bày trực tuyến, giới thiệu chùm tranh cổ động sáng tác trong giai đoạn 1967-1978. Tuy ra đời cách đây từ bốn đến năm thập kỷ nhưng những tác phẩm này vẫn chứa đựng nhiều thông điệp mang tính thời sự.

“Đó là những tác phẩm gắn bó chặt chẽ với thời cuộc, góp phần kết nối sức mạnh cộng đồng trong cuộc chiến với COVID-19. Ví dụ, bức tranh ‘Theo bước Hai Bà Trưng quét sạch thù xâm lược’ (năm 1978) của họa sỹ Phạm Văn Đôn gợi nhắc đến truyền thống đoàn kết, kiên cường của dân tộc. Trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách như hiện nay, truyền thống đó cần được phát huy mạnh mẽ,” đại diện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phân tích.

Bên cạnh đó, nhiều họa sỹ trẻ đã cho ra đời những bức tranh cổ động có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng. Bức tranh với thông điệp “Ở nhà là yêu nước” của họa sỹ Lê Đức Hiệp nhận được những phản hồi tích cực từ khán giả.

Tác phẩm của họa sỹ trẻ Lê Đức Hiệp có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. (Ảnh: NVCC)

Những lời nhắn gửi, kêu gọi hành động (Ai ho báo y tế, ai tung tin giả báo công an, ai trốn cách ly báo cộng đồng mạng) cùng số điện thoại đường dây nóng của các cơ quan chức năng được họa sỹ trẻ thể hiện sinh động, dễ hiểu, phản ánh đúng tinh thần phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ.

“Khi Chính phủ đã ra lời kêu gọi người dân ở nhà, không tập trung đông người để ngăn chặn dịch bệnh, tôi vẫn thấy có nhiều người tụ tập ở những địa điểm công cộng, quán xá… Tình trạng này nếu kéo dài sẽ phá hỏng mọi nỗ lực dập dịch. Điều đó thôi thúc tôi vẽ một bức tranh để kêu gọi những người xung quanh nâng cao ý thức cộng đồng. Hình ảnh một nhân viên y tế và một thanh niên trẻ cùng đeo khẩu trang, nắm tay nêu cao khẩu hiệu ‘Ở nhà là yêu nước’ thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm của lực lượng y tế và người dân trong ‘cuộc chiến’ chống COVID-19,” họa sỹ Lê Văn Hiệp chia sẻ./.

Nguồn: vietnamplus.vn
P. Mai (Vietnam+)