Truy cập nội dung luôn

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hành chính góp phần phòng chống dịch bệnh Covid-19

Thu Apr 09 09:18:00 GMT+07:00 2020

 

Xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ người dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý hồ sơ công việc trên mạng máy tính trong các cơ quan hành chính; thực hiện kết nối liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp; tạo chuyển biến tích cực trong mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân thông qua việc thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và các dịch vụ công trực tuyến; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4… là một chủ trương đúng đắn đã và đang được Chính phủ yêu cầu thực hiện.

Thời gian qua dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chỉnh phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự chung tay vào cuộc của các bộ ngành, địa phương và người dân, cộng đồng doanh nghiệp thì việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước đã đem lại hiệu quả thiết thực.

Đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự Hội nghi trực tuyến sơ kết 3 tháng vận hành Cổng Dịch vụ công Quốc gia và ra mắt hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ tại điểm cầu Thái Nguyên

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31 tháng 03 năm 2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid- 19. Trong giai đoạn hiện nay việc thực hiện công việc chuyên môn của các cơ quan hành chính nhà nước qua môi trường mạng vừa là giải pháp, vừa là yêu cầu bắt buộc.

Đối với việc giải quyết thủ tục hành chính, ngày 02/04/2020 Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 2552/VPCP-KSTTvề việc tập trung ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc, thủ tục hành chính thời kỳ phòng chống dịch Covid- 19. Để phát huy tốt và hiệu quả công việc thì Cổng dịch vụ công quốc gia (http://dichvucong.gov.vn) và Cổng dịch vụ công Thái Nguyên (http://dichvucong.www.alostories.com) là những địa chỉ giúp cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp thực hiện nhu cầu dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng, phù hợp với từng đối tượng; bảo đảm khả năng giám sát, kiểm tra, đánh giá của cá nhân, tổ chức và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong thực hiện dịch vụ công. Chỉ cần có mạng Internet người dân, doanh nghiệp có thể đăng nhập được vào tất cả các Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến; theo dõi tình trạng giải quyết, đánh giá chất lượng giải quyết và gửi phản ánh, kiến nghị mà không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính.

Đồng thời, với vai trò đầu mối kết nối với các Cổng dịch vụ công, cơ sở dữ liệu, việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến qua Cổng dịch vụ công sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn nhiều, do có thể tái sử dụng các thông tin đã có và tiết kiệm thời gian chuẩn bị hồ sơ, từ đó giảm đáng kể chi phí tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc hội trong thực hiện thủ tục hành chính, đặc biệt là những thủ tục hành chính có liên quan đến nhiều cơ quan. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay, việc hạn chế tiếp xúc, tránh tập trung đông người là điều cần thiết và bắt buộc. Tuy nhiên nhu cầu giải quyết công việc vẫn phải diễn ra, vì vậy Dịch vụ công trực tuyến là lựa chọn thông minh, sáng suốt, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi.

Đối với việc trao đổi văn bản giữa các cơ quan nhà nước, việc gửi nhận văn bản điện tử trên trục liên thông văn bản quốc gia giữa Văn phòng chính phủ với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố diễn ra nhanh chóng, chính xác, an toàn đã góp phần thay đổi tư duy của cán bộ, thay đổi phương thức làm việc, giảm thiểu văn bản giấy, tiết kiệm chi phí và thúc đẩy việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng.

Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp này, điều cấp thiết nhất là đảm bảo an toàn cho toàn thể nhân dân cả nước. Để thực hiện một cách an toàn và hiệu quả trong công tác đảm bảo thông tin giữa các bộ ngành và địa phương, người dân và doanh nghiệp thì dịch vụ công trực tuyến không thể thiếu trong việc giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, công dân. Việc kết nối tích hợp dùng chung hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng dịch vụ công quốc gia mức độ 3, mức độ 4 bằng việc thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, nộp phạt xử lý vi phạm hành chính, đóng bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế và các nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính. Người dân và doanh nghiệp không phải đến các cơ quan để làm thủ tục và đăng kí kinh doanh hay nộp tiền mà làm thủ tục trực tuyến thì việc phòng chống dịch Covid 19 thật sự đem lại hiệu quả cao, tránh việc đi lại, tiếp xúc chỗ đông người.

Ngay từ ngày đầu tiên của tháng tư, Văn phòng Chính phủ đã chỉ đạo kịp thời và cần thiết trong bối cảnh như hiện nay cả nước chung tay phòng chống dịch bệnh, các cơ quan nhà nước làm việc trực tuyến (online) tại nhà trong 15 ngày để giải quyết các công việc và thủ tục hành chính với các văn bản liên thông qua mạng internet một cách hiệu quả.

Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin cho việc kết nối giữa các phòng ban trong chỉ đạo điều hành, đem lại hiệu qua cao trong xử lý các văn bản và trao đổi công việc; tổ chức cuộc họp trực tuyến giữa lãnh đạo UBND tỉnh với các sở, ngành; ứng dụng công nghệ trong việc trao đổi thông tin và gửi văn bản liên thông trên trục văn bản từ tỉnh đến trung ương và các sở, ngành đem lại thuận lợi trong việc giải quyết văn bản được nhanh chóng, rút ngắn thời gian xử lý văn bản để các sở ngành cập nhật văn bản nhanh nhất, xử lý các hồ sơ đảm bảo hoạt động hành chính tại cơ quan được thông suốt.

Đồng chí Nguyễn Bá Chính, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên  làm việc trực tuyến với cán bộ CCVC, người lao động trong cơ quan

UBND tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện cập nhật và tích hợp, công khai trên hệ thống cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính quốc gia hơn 1.831 thủ tục thuộc thẩm quyền; tiếp nhận, xử lý 76 hồ sơ Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2 là 1.831 dịch vụ, mức độ 3 là 430 dịch vụ, mức độ 4 là 140 dịch vụ và có phát sinh 7 hồ sơ trực tuyến đã được giải quyết. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin của người dân và doanh nghiệp chưa thật sự hiệu quả bởi còn hạn chế về sử dụng công nghệ thông tin, chưa cập nhật các thông tin cần biết về Cổng dịch vụ công quốc gia nên các cơ quan truyền thông cần tập trung tuyên truyền việc sử dụng dịch vụ quốc gia, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin đem lại hiệu quả trong giải quyết công việc như việc sử dụng chữ kí số với các chức danh lãnh đạo và các doanh nghiệp. Qua đây cho thấy việc sử dụng dịch vụ công mức độ 3,4 vào giải quyết công việc tại cơ quan hành chính là điều cần thiết, đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, kịp thời trong thực thi nhiệm vụ.

Trong thời gian tới, cần có sự chung tay vào cuộc tích cực hơn nữa của các bộ ngành, địa phương để đưa công nghệ thông tin trở thành nhu cầu quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của người dân, doanh nghiệp trong  giải quyết công việc, tạo sự chuyển biến tích cực trong mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân thông qua việc thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và các dịch vụ công trực tuyến; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, đem lại những lợi ích thiết thực đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và doanh nghiệp, là sự lựa chọn thông minh đáp ứng thời kì công nghệ 4.0 góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị, tránh dịch bệnh lây nhiễm trong bối cảnh hiện nay./.

Nguồn: www.alostories.com

Hoàng Minh