Truy cập nội dung luôn

Hiệu quả từ việc chuyển đổi giống chè ở xóm Bãi Hát

Nhờ tích cực chuyển đổi các diện tích chè trung du già cỗi và diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại chè cành mà năng suất, sản lượng chè của xóm Bãi Hát, tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc Bá Xuyên, thành phố Sông Công đã tăng lên đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Nông dân xóm Bãi Hát thu hái chè

Xóm Bãi Hát có trên 105 hộ dân và 440 nhân khẩu, trong đó 50% số hộ tham gia trồng và chế biến chè. Nghề trồng và chế biến chè gắn bó với người dân nơi đây từ năm 1975, nhưng lúc bấy giờ chủ yếu là giống chè trung du vôi mục, tỷ lệ ra búp kém. Năm 2001, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên đã đưa Dự án trồng chè cành vào xóm Bãi Hát. Kể từ đó, các hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ giống chè trung du già cỗi và một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại chè cành cho năng suất và sản lượng cao hơn.

Là một trong những hộ tiên phong cải tạo giống chè ở xóm Bãi Hát, cô  Nguyễn Thị Dung cho biết: Gia đình tôi là lớp gia đình đầu tiên làm chè trung du của xóm. Tôi còn nhớ, khi đó xóm Bãi Hát chưa có điện, làm chè vất vả lắm. Chúng tôi phải sao chè bằng chảo gang đun củi, vò chè bằng tay, chứ không có máy móc hiện đại như bây giờ. Có những lứa chè sao cả đêm, xong mẻ người mệt rã rời, cảm giác như bị say lửa. Thế mà, chè trung du lúc bấy giờ giá thành không cao, sản lượng lại thấp nên so với công sức mà người dân bỏ ra thì không đáng kể gì. Năm 2001, khi Sở Khoa học và Công nghệ đưa dự án trồng chè cành vào xóm, được biết chè cành có giá trị kinh tế cao hơn nên tôi đã thay thế toàn bộ diện tích chè của gia đình bằng giống chè cành. Chuyển sang trồng giống mới, tôi thấy có nhiều ưu điểm vượt trội. Chẳng hạn như chè ưa thâm canh, khả năng chịu hạn và sâu bệnh tốt, lại không tốn nhiều phân. Quan trọng nhất là chè giống mới có khả năng thích ứng rộng, thích hợp với địa hình trũng thấp của xóm Bãi Hát. Hiện gia đình cô Dung có hơn 4 sào chè, toàn bộ đều là giống chè cành. Bình quân mỗi năm gia đình cô thu hái 7 lứa chè, mỗi lứa thu hoạch 100kg chè búp khô. Với giá bán trung bình 130 nghìn đồng/kg, trừ các khoản chi phí, gia đình cô thu lãi 60 triệu đồng/năm.

Cũng theo đa số các hộ dân của xóm Bãi Hát thì những giống chè cành thích nghi với thổ nhưỡng và điều kiện địa hình của xóm nên sinh trưởng, phát triển tốt hơn chè trung du. Thêm vào đó, chè giống mới thời gian thu hái nhanh, mật độ ra búp cũng dày hơn. Không chỉ cho năng suất, sản lượng vượt trội mà chè giống mới còn được thị trường ưa chuộng với giá thành cao hơn. Cô Phùng Thị Mến cho biết: Gia đình tôi có hơn 1,5 sào chè trung du, do trồng từ lâu nên có hiện tượng thoái hóa, tỷ lệ ra búp thấp, năng suất, chất lượng không cao. Tôi đã thay thế toàn bộ diện tích chè này bằng giống LDP1. Đồng thời, tôi chuyển đổi 1,5 sào lúa sớm kém hiệu quả sang trồng giống chè Phúc Vân Tiên. Đến nay, gia đình tôi có 3 sào chè, toàn bộ đều là giống chè mới. Trước đây khi làm chè trung du, một lứa gia đình tôi thu được 17kg/sào. Chuyển sang giống chè cành thì năng suất đạt từ 25 đến 27kg/sào. Về giá bán chè, chè trung du có giá bán vài chục nghìn đồng/kg, trong khi chè cành giá bán trung bình từ 100 đến 130 nghìn đồng/kg, lứa chè ngon (chè tháng 8), gia đình tôi còn bán giá 180 đến 200 nghìn đồng/kg.

Nương chè cành giống mới của xóm Bãi Hát

Ông Đồng Việt Nga, Trưởng xóm Bãi Hát cho biết: Xóm có 1,5 ha chè trung du đã già cỗi và nhiều diện tích lúa chân ruộng cao, chỉ cấy 1 vụ trong năm, không chủ động được nguồn nước tưới. Do vậy, khi dự án trồng chè cành được đưa vào triển khai tại xóm, chúng tôi đã hưởng ứng nhiệt tình. Được nhà nước hỗ trợ 100% giá giống, các hộ dân đã chuyển đổi phần lớn diện tích chè trung du và cải tạo đất trồng lúa kém hiệu quả để trồng thử nghiệm giống chè cành trên diện tích 4,5ha. Dự án trồng chè cành đã tạo ra bước phát triển mới cho cây chè của xóm Bãi Hát. 3 năm đầu sau khi triển khai dự án, lúc bấy giờ do chè mới trồng, người dân cũng chưa nắm rõ đặc điểm, quy trình chăm bón nên năng suất đạt thấp, khoảng 10kg/sào. Bước sang năm thứ 5, năng suất trung bình đạt 15 đến 17kg/sào. Từ năm thứ 6 trở lại đây, năng suất chè hàng năm của xóm ổn định trong khoảng từ 25 đến 27kg/sào, tăng 10kg/sào so với giống chè trung du.

Hiện nay xóm Bãi Hát có 6ha chè thì có tới 90% là giống chè cành như: LDP1, Bát Tiên, TRI777, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên. Trong đó, giống LDP1 được trồng nhiều nhất, vì giống này có khả năng thích ứng rộng với mọi địa hình, cây sinh trưởng khỏe, khả năng chịu hạn và sâu bệnh tốt, mật độ búp dày, cho năng suất cao. Tuy nhiên, hiện nay xóm còn khoảng 10% diện tích chè trung du được người dân giữ lại để tiếp tục cải tạo, chăm bón. Nguyên nhân là có một số khách hàng vẫn thích uống chè trung du, do độ đậm đà cao hơn chè cành. Chính bởi vậy, xóm vẫn khuyến khích các hộ gia đình nếu có điều kiện thì tiếp tục giữ gìn, cải tạo giống chè trung du cũ.

Ông Nga cho biết thêm: Năm 2016, xóm Bãi Hát đã được công nhận là làng nghề chè. Người dân được tham gia vào các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật sản xuất, chế biến chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhiều nhà đã đầu tư trang thiết bị như: Máy sao chè, vò chè, máy hút chân không, máy đóng gói.... Nhờ tích cực chuyển đổi giống mới, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà hiệu quả trồng chè của xóm đã nâng lên rõ rệt. Cây chè đã mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, đời sống người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo của xóm giảm chỉ còn 2,8%.

Nguồn: www.alostories.com

Tác giả: Trâm Anh