Truy cập nội dung luôn

Sản xuất chè hữu cơ, hướng đi tất yếu

“Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên hiện có xấp xỉ 160 nghìn hội viên, hơn một nửa trong số đó tham gia sản xuất chè. Vì thế, những thăng trầm của ngành chè đều có ảnh hưởng lớn đến đời sống của những người nông dân. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Ngọc Tuân, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên xung quanh vấn đề này”

Phóng viên: Một trong những vấn đề mà tỉnh Thái Nguyên quan tâm là làm thế nào để nâng cao giá trị của cây chè và thương hiệu Trà Thái Nguyên. Về vấn đề này Hội Nông dân đã triển khai những chương trình, đề án cụ thể nào và kết quả đem lại ra sao? Thưa ông!

Ông Nguyễn Ngọc Tuân: Xác định chè là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ đạo nên thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều đề án lớn để đẩy mạnh trồng và tiêu thụ sản phẩm, trong đó Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đã đề cập một nội dung lớn về tái cơ cấu ngành Chè. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo tỉnh đối với việc nâng cao giá trị cây chè và sản phẩm chè Thái Nguyên.

Về phía Hội Nông dân cũng đã có Đề án Xây dựng nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên và được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên từ năm 2006 và được cấp lại năm 2016. Hội Nông dân tỉnh được UBND tỉnh giao là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên, có chức năng giúp UBND tỉnh kiểm tra, rà soát, thẩm định, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên cho các doanh nghiệp, hộ nông dân, hợp tác tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc sản xuất, kinh doanh chè. Đồng thời Hội Nông dân tỉnh cũng đã phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng 3 đề tài về bảo hộ nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên tại 3 thị trường lớn của thế giới là Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và đều được công nhận. Đây là thành công trong việc bảo vệ thương hiệu chè Thái Nguyên, qua đó giúp bảo vệ quyền và lợi ích cho những người trồng và chế biến chè Thái Nguyên.

Phóng viên: Theo ông, khó khăn lớn nhất trong thực hiện Đề án bảo hộ nhãn hiệu tập thể để nâng cao giá trị cây chè và thương hiệu Trà Thái Nguyên là gì?

Ông Nguyễn Ngọc Tuân: Việc được quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên là rất quan trọng, góp phần rất lớn trong việc nâng cao giá trị sản phẩm chè. Tuy nhiên, một bộ phận người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của điều này nên chưa biết cách khai thác để nâng cao giá trị sản phẩm của mình khi đã có chứng nhận. Về góc độ quản lý, để được sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” sản phẩm phải được trồng, chế biến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đảm bảo được các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp dù không sản xuất chè Thái Nguyên nhưng vẫn sử dụng nhãn hiệu đó. Trong thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã nhận được một số văn bản của Chi cục Quản lý thị trường một số tỉnh đề nghị phối hợp xác minh mẫu chè một số đơn vị sử dụng nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên. Chúng tôi đã phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh để kiểm tra và phát hiện đây đều là các trường hợp vi phạm nhãn hiệu. Do bộ máy của Ban Quản lý nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên có ít người, trong khi số hộ sản xuất, chế biến và kinh doanh chè trên địa bàn là rất lớn nên để đảm bảo quản lý, kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục là rất khó khăn.

Hội thảo đầu bờ về kỹ thuật trồng và chăm sóc chè cho nông dân huyện Đại Từ

Phóng viên: Vấn đề chè sạch, chè bẩn có một thời gian làm người làm chè của tỉnh lao đao. Vai trò của Hội Nông dân để giải quyết vấn đề này như thế nào?

Ông Nguyễn Ngọc Tuân: An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của người trồng, chế biến chè và ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Thời gian qua, các cấp các ngành đã tích cực vào cuộc, các hộ trồng chè ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc áp dụng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và hướng tới một nền sản xuất hữu cơ. Việc chuyển đổi từ quy trình sản xuất theo phương thức truyền thống sang quy trình VietGAP, UTZ sẽ tốn nhiều công sức, chi phí hơn do đó phải đảm bảo sản phẩm có giá bán cao hơn, lợi nhuận nhiều hơn thì mới khuyến khích được người sản xuất làm theo hướng mới. Để làm được điều đó vấn đề chế biến và tiêu thụ sản phẩm là vô cùng quan trọng.

Thời gian tới Hội Nông dân tỉnh sẽ chủ động tuyên truyền vận động các hộ sản xuất kinh doanh giỏi ký cam kết “Nói không với thực phẩm bẩn” trong đó có sản phẩm chè. Sau này sẽ lấy các hộ này làm nòng cốt để tuyên truyền, nhân rộng tới toàn thể các hộ dân trong tỉnh.

Phóng viên: Ông đánh giá chè Thái Nguyên, Việt Nam đứng ở vị trí nào trong bản đồ chè thế giới?

Ông Nguyễn Ngọc Tuân: Xin phép được đánh giá ở 2 góc độ. Về chất lượng nguyên liệu, cây chè Thái Nguyên được trồng trong điều kiện tự nhiên rất thích hợp và tạo ra chất lượng chè đứng ở trong top 5 quốc gia có chất lượng chè tốt nhất thế giới. Chúng ta có tiềm năng lớn về phát triển cây chè và hoàn toàn có thể tự tin về chất lượng. Tuy nhiên, về giá trị của sản phẩm chè mang lại cho các hộ sản xuất kinh doanh thì còn tương đối khiêm tốn so với khu vực và trên thế giới. Nếu như trên thế giới các sản phẩm từ cây chè mang lại giá trị rất cao thì ở ta giá trị của sản phẩm cuối cùng còn hạn chế. Nguyên nhân là do công nghệ chế biến còn lạc hậu, chủng loại sản phẩm nghèo nàn…

Về tiêu dùng sản phẩm trà, trong khi chúng ta mới chỉ dừng lại ở nhận thức uống trà để giải khát thì ở một số nước, người dân đã nhận thức được uống trà là để chữa bệnh, làm đẹp… Do đó, chúng ta cần phát triển và khai thác được các tác dụng quan trọng khác của chè, đem đến thông tin cho người tiêu dùng để kích thích tiêu thụ, đem lại giá trị cao cho sản phẩm.

Phóng viên: Ông nghĩ sao nếu có ý kiến cho rằng, sản phẩm trà Thái Nguyên hiện mang lại hiệu quả từ việc sản xuất trà đặc sản theo phương pháp thủ công truyền thống, chưa cần quan tâm đến việc xuất khẩu?

Ông Nguyễn Ngọc Tuân: Theo tôi để phát triển cây chè và nâng cao thu nhập cho người trồng chè chúng ta phải quan tâm đến cả hai thị trường. Thị trường trong nước với 93 triệu dân là thị trường truyền thống rất lớn. Nhưng trong khi diện tích, năng suất chè của Thái Nguyên và một số các tỉnh khác trong cả nước tiếp tục tăng cao thì con đường xuất khẩu là một hướng đi tất yếu và bền vững. Nếu làm tốt việc xuất khẩu chè thì giá trị mang lại còn cao hơn so với bán chè ở thị trường trong nước. Tuy nhiên, cần quan tâm tới ba yếu tố vô cùng quan trọng của việc xuất khẩu là phải đổi mới công nghệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.

Các thành viên Tổ hợp tác trồng chè xóm Hồng Thái 2, tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc Tân Cương trao đổi kinh nghiệm

Phóng viên: Với vai trò tổ chức tập hợp đông đảo hội viên, nông dân (trong đó rất đông người làm chè) trong tỉnh, Hội Nông dân tỉnh sẽ làm gì để góp phần lan tỏa danh thơm của Trà Thái và cũng là để nâng cao đời sống của người nông dân?

Ông Nguyễn Ngọc Tuân: Các cấp Hội sẽ đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, vận động để người trồng chè chuyển sang sản xuất theo các quy trình đảm bảo chất lượng cao và tiến tới phương thức sản xuất hữu cơ. Đây là hướng đi tất yếu để nâng cao thu nhập, sức khỏe và môi trường sống cho người trồng chè. Đồng thời, Hội sẽ tăng cường vận động, hướng dẫn người dân phát triển các sản phẩm mới được chế biến từ chè nguyên liệu, góp phần đa dạng hóa sản phẩm.

Ngoài ra, Hội sẽ hỗ trợ vốn ưu đãi cho các hộ gia đình mạnh dạn đăng ký làm theo hướng sản xuất mới bằng các nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh và thông qua 2 ngân hàng mà Hội phối hợp; phối hợp với các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các trường đại học, viện nghiên cứu, nhà khoa học để tổ chức các hội thảo, tập huấn giúp bà con nông dân tiếp cận được với các quy trình sản xuất mới; kết nối với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, định hướng để người tiêu dùng từ chỗ nhận thức được giá trị của những sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn đến chấp nhận mức giá cao hơn cho những sản phẩm sạch hơn; qua đó góp phần giải quyết bài toán đầu ra cho người sản xuất.

Đồng thời với đó, Hội sẽ tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên đối với các đối tượng sản xuất, chế biến và kinh doanh chè Thái Nguyên; từ đó góp phần sử dụng nhãn hiệu hiệu quả hơn.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: www.alostories.com

Thu Hà (thực hiện)