Truy cập nội dung luôn

Tọa đàm trực tuyến: Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2019

Thưa quý vị và các bạn!

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là yêu cầu chính đáng và ngày càng đòi hỏi cao của mọi tầng lớp nhân dân. Vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng thực phẩm rất đa dạng và số lượng nhiều hơn thường nhật. Do đó khó có thể tránh được tình trạng thực phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái trà trộn vào thị trường. Yêu cầu đặt ra với các ngành chức năng là ngoài việc tích cực tuyên truyền người sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm với tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc hội và chính bản thân mình thì cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, có các biện pháp siết chặt trong quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh; hàng hóa lưu thông trên thị trường, đặc biệt là mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng được tiêu thụ với số lượng lớn dịp Tết.

Nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nhất là các loại thực phẩm có nguy cơ cao mất an toàn vệ sinh, đồng thời nâng cao ý thức của người sản xuất và người tiêu dùng, Ban biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2019” với sự tham gia của 02 vị khách mời.

- Ông Lý Văn Cảnh, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

- Ông Tạ Đình Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường;

Trước tiên cảm ơn 02 vị khách mời đã tham gia chương trình!

 

Câu hỏi đầu tiên xin phép được dành cho ông Tạ Đình Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường. Xin ông cho biết tình hình hàng hóa nói chung khi Tết đến Xuân về như thế nào? Ông có nhận định gì về tình hình hàng giả, hàng nhập lậu; gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây?

Ông Tạ Đình Dũng: Trong dịp trước Tết nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng nhiều do đó lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tăng cao, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng phục vụ ngày Tết, trong đó nhóm ngành hàng thực phẩm chiếm tỷ lệ cao.

Về hoạt động gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm trong dịp cuối năm, do lượng cung cầu hàng hóa trên thị trường dịp Tết tăng mạnh do vậy những vi phạm về hàng hóa giả mạo, hàng lậu, hàng hóa kém chất lượng liên quan đến nhóm ngành hàng thực phẩm cũng sẽ tăng.

Lực lượng Quản lý thị trường T.X Phổ Yên tăng cường kiểm tra hàng hóa bày bán dịp tết

MC Kim Oanh: Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng thực phẩm càng tăng cao, kéo theo đó, hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Thưa ông Lý Văn Cảnh, xin ông cho biết thực trạng ATVSTP trên địa bàn tỉnh và những nguy cơ mất ATVSTP trong dịp Tết?

Ông Lý Văn Cảnh: Đánh giá thực trạng ATTVSTP trên địa bàn tỉnh có thể khẳng định: Trong thời gian qua, công tác đảm bảo  an toàn vệ sinh thực phẩm đã được các cấp, chính quyền quan tâm, chỉ đạo và đạt được kết quả nhất định. Cụ thể: Nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm đã có những chuyển biến tích cực; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác an toàn thực phẩm đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện; bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được kiện toàn; thực hiện phân công, phân cấp quản lý nhà nước và phối hợp giữa các ban ngành và địa phương các cấp bước đầu phát huy có hiệu quả; công tác quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh được đẩy mạnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại trong công tác quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh đó là: Tại một số tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc/ phường/ thị trấn, công tác lãnh đạo, chỉ đạo về ATTP chưa thực sự được coi trọng, việc thành lập các đoàn thanh, kiểm tra với lực lượng chưa đủ mạnh đã hạn chế thẩm quyền xử  lý vi phạm hành chính tại các cơ sở thực phẩm có sai phạm trong lĩnh vực bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm; quản lý dịch vụ thức ăn đường phố còn gặp nhiều khó khăn; người tiêu dùng còn dễ dãi trong việc sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc, ưa thực phẩm giá rẻ. Người sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận mà coi thường sức khỏe người tiêu dùng; mặt khác vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm hiện nay cũng rất khó. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, công nghệ chế biến thực phẩm có nguồn gốc nông, thủy sản còn thủ công, lạc hậu, mang tính hộ gia đình, cá thể với điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế; các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn nói riêng dẫn đến đầu ra cho sản phẩm an toàn không ổn định, chất lượng chưa đạt yêu cầu, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu; việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm cũng không đơn giản khi lực lượng chức năng còn mỏng, trang thiết bị trong quá trình thanh, kiểm tra còn thiếu, những thử nghiệm cho kết quả ngay (test nhanh) không đủ cơ sở pháp lý để xử phạt và xử lý ngay và còn phải chờ kết quả chính thức (kết quả gửi labo - thường dài ngày) thì thực phẩm đã tiêu thụ hết; công tác hậu kiểm việc chấp hành các quy định về ATTP của các cơ sở còn yếu do tình hình nhân lực quá mỏng từ tuyến tỉnh đến huyện, thành, thị, tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc, phường so với yêu cầu công tác; với đặc thù sản phẩm truyền thống, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thủ công, quy mô nhỏ, chất lượng khó kiểm soát.

Những nguy cơ mất ATVSTP trong dịp Tết: Tết Nguyên đán Canh Tý đang đến gần, thời gian nghỉ Tết thường kéo dài, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước, nhiều lễ hội kéo dài với hàng triệu lượt khách tham dự. Đây cũng là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu… Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu. Bên cạnh đó, thời gian này thời tiết phía Bắc thường ẩm ướt, phía Nam thường nắng nóng gay gắt. Đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm tại chợ Thái, thành phố Thái Nguyên

MC Kim Oanh: Thưa ông Tạ Đình Dũng, với chức năng quản lý và bảo vệ thị trường, trong thời gian qua, Cục Quản lý thị trường (QLTT) đã có những hoạt động gì nhằm góp phần duy trì thị trường thực phẩm sạch cho người dân?

Ông Tạ Đình Dũng: Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP đã phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Bộ Công Thương. Bộ Công Thương quản lý 7 nhóm hàng "Bia, rượu, nước giải khát đóng hộp, sữa, dầu thực vật, bột và tinh bột, bánh mứt kẹo". Đây cũng là những nhóm ngành hàng có số lượng lưu thông tiêu dùng lớn trong dịp Tết Nguyên đán

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) không chỉ riêng có chức năng kiểm tra xử lý về lĩnh vực thực phẩm thuộc Bô Công Thương, nhưng ATTP là lĩnh vực quan trọng, liên quan đến sức khỏe con người do đó chúng tôi rất chú trọng đến lĩnh vực này.

Trong năm 2018 Cục QTTT tỉnh Thái Nguyên tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra chuyên đề số 103/KH-QLTT về An toàn thực phẩm theo Dự án An toàn thực phẩm thuộc Chương trình mục tiêu y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Qua đó đã kiểm tra 635 vụ, xử lý vi phạm 210 vụ. Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên ban hành văn bản về việc tăng cường kiểm tra, xử lý về an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh. Tổng số vụ kiểm tra năm 2018 là hơn 700 vụ, xử lý vi phạm 342 vụ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và trị giá hàng tịch thu, tiêu hủy là trên 350.000.000đ

Năm 2019, triển khai tháng hành động vì ATTP lực lượng QLTT đã kiểm tra 100 vụ, xử lý 73 vụ.

Hàng năm thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về ATVSTP, Đội QLTT số 2 (thành phố Thái Nguyên) đã triển khai tổ chức Hội nghị tuyên truyền về ATTP đối với nhóm hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương (đã có 92 tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tham dự hội nghị); Triển khai Kế hoạch tuyên truyền hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về thực phẩm chức năng.

Năm 2019 tổng số kiểm tra 313 vụ, trong đó số vụ xử lý là 196 vụ; tổng số tiền xử phạt VPHC và trị giá hàng tịch thu, tiêu hủy là trên 350 triệu đồng

Ngoài ra lực lượng QLTT còn phối hợp tham gia các đoàn liên ngành kiểm tra về ATTP do UBND tỉnh thành lập, Sở Y Tế và Sở Nông nghiệp PTNT chủ trì và tham gia các vụ việc đột xuất phát sinh trên thị trường với ATVSTP.

Lực lượng quản lý thị trường T.P Thái Nguyên kiểm tra chất lượng hàng hóa tại cửa hàng tự chọn Liên Long, số 413D đường Lương Ngọc Quyến.

MC Kim Oanh: Trong đấu tranh chống gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm, khó khăn của lực lượng quản lý thị trường là gì, thưa ông Tạ Đình Dũng?

Ông Tạ Đình Dũng: Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành đã cơ bản tránh được chồng chéo trong quản lý ATTP nhưng vẫn còn những khó khăn đó là: Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp huyện, trong đó Thái Nguyên chưa có. Đó là một khó khăn đối với công tác an toàn thực phẩm.

Các cơ quan chức năng có trách nhiệm và thẩm quyền quản lý về ATTP biên chế rất mỏng. Ví dụ lực lượng QLTT thành phố Thái Nguyên chỉ có 2-3 công chức kiểm soát viên trong 01 tổ công tác.  Mỗi tổ công tác phụ trách từ 7-8 phường tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc. Số lượng hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong 01 tổ công tác khá lớn.

Đối với các ngành liên quan đến chức năng quản lý an toàn thực phẩm, trước đây có cơ quan Thú y thuộc các huyện thành. Tuy nhiên, hiện nay Trạm Thú y đã sáp nhập vào Trung tâm dịch vụ nông nghiệp do đó chức năng nhiệm vụ về lĩnh vực Thú y hiện nay chỉ có Chi cục chăn nuôi Thú y của Sở Nông nghiệp PTNN là đơn vị cấp tỉnh. Không còn lực lương Thú y ở cấp huyện, thành phố như trước đây, do đó việc phối hợp có khó khăn.

Về trang thiết bị kiểm tra thực phẩm còn thiếu nhiều. Quy trình kiểm tra về ATTP bên Cục Quản lý thị trường và bên Chi cục An toàn VSTP có những thiết bị test nhanh, nhưng việc kiểm tra nhanh chỉ là cơ sở ban đầu, nếu để xử lý thì cần phải lấy mẫu gửi giám định và có kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền, có nhiều mặt hàng phải gửi đi những trung tâm giám định ở xa. Việc xử lý mất thời gian hơn. Nếu có cơ sở mới tạm giữ hàng hóa rồi mới xử lý theo đúng thẩm quyền.  Hàng hóa về ATTP tạm giữ không phải đơn giản vì còn phải bảo quản, nếu quá trình xử lý kéo dài sẽ rất khó khăn, phức tạp.

Tôi cho rằng cần hiện đại hóa các trang thiết bị kiểm tra nhanh đảm bảo các điều kiện, yêu cầu để xử lý ngay sau khi kiểm tra nhanh mà phát hiện vi phạm.

MC Kim Oanh: Dịp Tết cũng là thời điểm xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm mang tính thời vụ, tự phát. Thưa ông Lý Văn Cảnh, xin ông cho biết, vấn đề này ở tỉnh Thái Nguyên như thế nào? Và tỉnh có giải pháp gì để quản lý đối với các cơ sở này nhằm tránh thực phẩm “bẩn” trà trộn vào thị trường?

Ông Lý Văn Cảnh: Việc quản lý điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ăn uống, ATTP tại các chợ trên địa bàn được qui định rõ tại khoản 2 Điều 65 là trách nhiệm của UBND các cấp. Đối với tỉnh Thái Nguyên, UBND các cấp rất quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, việc quy hoạch các khu sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, thức ăn đường phố gặp nhiều khó khăn, bởi rất nhiều hộ gia đình buôn bán quy mô nhỏ, tự phát, thời vụ, địa điểm không cố định, việc tập trung các quán hàng này lại một nơi là điều không dễ dàng. Công tác tập huấn, khám sức khỏe cho chủ cơ sở và nhân viên sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, thức ăn đường phố có triển khai nhưng chưa đồng bộ.

Ngoài ra, quy định và chế tài xử phạt cũng là một vướng mắc lớn trong quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, thức ăn đường phố. Điển hình như thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh như điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện môi trường...

Mức xử phạt cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, thức ăn đường phố ở cấp tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc, cũng rất khó hoặc phạt xong rồi đâu lại vào đó, các hàng quán này lại mọc lên ở vị trí khác. Một nguyên nhân quan trọng tạo "lỗ hổng" trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ thức ăn đường phố là các cấp, các ngành chức năng thiếu cương quyết, chưa mạnh tay xử phạt đối với các trường hợp vi phạm.

Chính vì vậy, giải pháp giải để quản lý đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm mang tính thời vụ, tự phát nhằm tránh thực phẩm “bẩn” trà trộn vào thị trường đó là:

Đối với cơ quan quản lý: UBND các tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc, phường, thị trấn là đơn vị trực tiếp quản lý sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố nhỏ lẻ, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền bảo đảm ATTP, tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, thức ăn đường phố trên địa bàn.

Đối với người sản xuất kinh doanh: Tập trung nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Chấp hành đầy đủ các quy định về vệ sinh là bảo vệ một cách tốt nhất cho thực phẩm của mình được an toàn, bảo vệ công việc, dụng cụ, uy tín của mình và bảo vệ người khác khỏi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Đối với người tiêu dùng: Hãy là các nhà tiêu dùng thông thái, lựa chọn các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm ATVSTP. Đồng thời hãy là những người mạnh dạn tố giác những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm qua các đường dây nóng hoặc trực tiếp với các cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.

Trong dịp cuối năm các mặt hàng tiêu dùng như: Bánh kẹo, mứt Tết, thuốc lá, rượu bia được tiêu thụ với số lượng nhiều

MC Kim Oanh: Câu hỏi tiếp theo xin được trở lại với ông Tạ Đình Dũng. Như chúng tôi được biết tình trạng thực phẩm thiếu an toàn vệ sinh vẫn tồn tại, xin ông cho biết trong dịp cuối năm các hoạt động gian lận thương mại thường tập trung vào những nhóm thực phẩm nào?

Ông Tạ Đình Dũng: Dịp cuối năm, nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng tăng cao, hàng hóa kém chất lượng thường tập trung vào những nhóm thực phẩm phục cho nhu cầu tiêu dùng ngày Tết của người dân như rượu, bánh mứt kẹo, một số sản phẩm chế biến từ thịt như giò chả v.v...

MC Kim Oanh: Thưa ông Tạ Đình Dũng, thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán thì nhu cầu tiêu thụ rượu của người dân rất cao. Qua công tác kiểm tra thị trường, xin ông cho biết tình hình sản xuất, kinh doanh rượu tại Thái Nguyên hiện nay ra sao? Ông có mối quan tâm nào về sản xuất rượu theo phương pháp thủ công truyền thống?

Ông Tạ Đình Dũng: Về tình hình sản xuất, kinh doanh rượu tại Thái Nguyên hiện nay trong việc thực hiện các quy định pháp luật có nhiều chuyển biến tích cực hơn, trên địa bàn tỉnh không xảy ra các vụ ngộ độc nghiêm trọng về rượu, nhưng qua kiểm tra vẫn còn có nhiều vụ việc vi phạm.

Từ năm 2017 đến 2019, lực lượng QLTT đã kiểm tra 70 vụ, xử lý 32 vụ, tịch thu  2556 lít rượu và 242 chai rượu các loại; số tiền xử phạt vi phạm hành chính và trị giá hàng hóa tịch thu khoảng 64 triệu đồng.

Việc sản xuất, nấu rượu thủ công vẫn còn diễn ra nhiều trong dân cư, nguyên nhân là do đa phần những hộ gia đình nấu rượu thủ công với mục đích tăng thêm thu nhập; việc nấu rượu mang tính tự cung, tự cấp kết hợp tự tiêu dùng cùng với chăn nuôi và bán lẻ; việc kinh doanh rượu thủ công không rõ nguồn gốc tại một số cơ sở kinh doanh ăn uống còn phổ biến. Để ngày càng siết chặt quản lý về rượu thủ công, không rõ xuất xứ thì ngoài việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng còn cần có sự phối hơp tích cực của các ngành, các cấp chính quyền địa phương. Tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu đã quy định cụ thể việc quản lý, cấp phép sản xuất, kinh doanh rượu thủ công. Theo đó thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc được nâng lên; các hộ dân cư nằm trong các khu dân cư có sự gắn bó với chính quyền địa phương hơn, việc quản lý dễ dàng hơn  đối với các cơ sở các hộ nấu rượu thủ công.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Nguyên giám sát nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm tại Cơ sở rượu gạo Căn Roan 

MC Kim Oanh: Vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về việc Quản lý thị trường ở một số tỉnh phát hiện và bắt giữ hàng trăm chai rượu ngoại không rõ nguồn gốc. Mặc dù các quy định về quản lý rượu ngoại đã dần được siết chặt hơn, nhưng thực tế là tình hình buôn bán rượu nhập lậu vẫn diễn ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp. Người tiêu dùng vẫn thường xuyên mua phải rượu dởm, rượu giả được gắn mác các loại rượu ngoại sang trọng, đắt giá. Ở Thái Nguyên vấn đề này như thế nào thưa ông Tạ Đình Dũng?

Ông Tạ Đình Dũng: Đối với mặt hàng rượu ngoại, trong thời gian gần đây tại tỉnh Thái Nguyên không phát hiện vụ việc về rượu giả trên thị trường, nhưng vẫn có những vụ việc kinh doanh rượu là hàng lậu không đầy đủ tem rượu và nhãn mác, loại rượu này một phần là hàng nhập lậu, một phần thường là hàng hóa do người đi nước ngoài nhập cảnh mua về. Ngày 15/11/2019 vừa qua Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ các DN có vốn đầu tư nước ngoài tổ chức tập huấn cho toàn thể công chức, kiểm sát trong lực lượng QLTT nhận biết, phân biệt, phương án kiểm tra hàng giả trong đó có các mặt hàng rượu ngoại có mặt tại Việt Nam.

MC Kim Oanh: Vậy Cục QLTT đã có biện pháp gì để siết chặt kiểm soát thị trường rượu trong dịp Tết này, thưa ông Dũng?

Ông Tạ Đình Dũng: Cục QLTT tỉnh đã chỉ đạo các đội QLTT tập trung rà soát, thống kê các hộ sản xuất rượu thủ công, thường xuyên kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có kinh doanh rượu tại chỗ chưa có giấy phép, tiêu thụ rượu không có nguồn gốc. Đặc biệt là các cơ sở sản xuất rượu thủ công, không có giấy phép. Chúng tôi chỉ đạo xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm và tiêu hủy sản phẩm rượu không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định; tái kiểm tra các cơ sở đã bị xử lý vi phạm...

Chỉ đạo các Đội QLTT thành phố, các huyện, thành, thị tham mưu cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP trong sản xuất kinh doanh rượu bằng nhiều nội dung, hình thức sâu rộng đến mọi người.

Đội Quản lý thị trường số 5 kiểm tra hàng hóa tại Siêu thị Hùng Sơn, Đại Từ

MC Kim Oanh: Liên quan đến vấn đề sử dụng rượu trong ngày Tết, gần đây, nhiều vụ ngộ độc rượu đã xảy ra, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng. Thưa ông Lý Văn Cảnh, dưới góc độ của ngành Y tế, xin ông cho biết tác hại của việc sử dụng rượu không đảm bảo an toàn đối với sức khỏe?

Ông Lý Văn Cảnh: Trước hết chúng ta cần phải xác định rượu đã có từ ngàn đời nay, nhưng việc lạm dụng rượu là một vấn đề báo động trong cuộc sống hàng ngày. Rượu để uống là rượu etylic. Trong thực tế thường gặp tình trạng ngộ độc rượu do lạm dụng rượu và sử dụng rượu không bảo đảm an toàn thực phẩm (rượu chứa cồn metylic cao) hoặc rượu ngâm các loại cây, con không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Metylic được dùng trong công nghiệp hóa chất cũng như trong đời sống. Có thể bị ngộ độc do uống nhầm hoặc pha chế rượu từ cồn metylic. Người sử dụng sẽ bị ngộ độc khi uống phải rượu không an toàn có chứa metylic. Metylic là một chất độc cực mạnh, chỉ cần uống 5-15ml cồn metylic có thể gây ngộ độc nặng, 15ml trở lên là gây mù lòa, 30ml có thể gây tử vong. Độc tính của metylic bao gồm: tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương; ảnh hưởng tới thần kinh mắt và võng mạc; gây ức chế hệ thống men oxydaza và ức chế phân giải oxy của đường trong cơ thể làm cho axit lactic và một số axit hữu cơ và sản phẩm chuyển hóa trung gian tích tụ trong cơ thể gây ra toan máu. Do vậy chúng ta dùng rượu thì phải lựa chọn và nên dùng ít đi, chứ không nên lạm dụng dùng rượu trong cuộc sống hàng ngày.

MC Kim Oanh: Như ông Cảnh vừa thông tin, việc sử dụng rượu không đảm bảo an toàn sẽ có rất nhiều tác hại xấu đối với sức khỏe của người sử dụng. Xin ông cho biết thêm khi bị ngộ độc rượu sẽ có các triệu chứng gì? Và cần xử lý thế nào để giảm thiểu tác hại xấu nhất?

Ông Lý Văn Cảnh: Khi ngộ độc rượu sẽ có những biểu hiện như sau:

Nếu bị ngộ độc cấp tính do uống quá nhiều rượu etylic thì hàm lượng rượu trong máu từ 1-1,5g/l sẽ gây "say" và 4-6g/l có thể gây tử vong. Các triệu chứng ngộ độc cấp tính: Hơi thở của nạn nhân có mùi rượu, buồn nôn, nôn, đau bụng, khó thực hiện các động tác đơn giản, nói líu, biểu hiện lơ mơ, nhìn mờ, lờ đờ, có khi co giật, mất ý thức, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, rối loạn hô hấp (thở nhanh, nông), mạch chậm, cuối cùng có thể dẫn đến liệt hô hấp, trụy tim mạch, giảm thông khí phế nang do ức chế trung tâm hô hấp, tăng tiết khí quản, ứ đọng đờm rãi dẫn đến thiếu oxy tổ chức, toan chuyển hóa…

Chẩn đoán ngộ độc rượu có chứa cồn metylic: Lúc đầu có biểu hiện như ngộ độc etylic, giai đoạn sau ngộ độc thực sự. Nếu ở mức độ nhẹ sẽ có cảm giác say say, chóng mặt, buồn nôn, nôn, nhức đầu, thị trường thu hẹp, khi khỏi có thể để lại di chứng. Nếu bị ngộ độc mức độ nặng sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh (ý thức lẫn, co giật, hôn mê, co cứng toàn thân), rối loạn hô hấp (thở nhanh, phù phổi cấp), rối loạn về nhìn (nhìn mờ, nhìn đôi, thu hẹp thị trường, mù), rối loạn tuần hoàn (mạch nhanh, huyết áp tụt, sốc) soi đáy mắt thấy phù gai thị, xuất tiết võng mạc, đái ít, vô niệu, tử vong. Di chứng nặng nề là mù lòa do tổn thương võng mạc, dây thân kinh số 2.

Bị ngộ độc rượu chứa ethanol và methanol, từ 12 - 24 giờ sau khi uống, nạn nhân cảm thấy chóng mặt, lú lẫn, yếu cơ, nhức đầu, buồn nôn, nôn và đau bụng. Tuy nhiên, nếu là cồn ethanol thì sẽ gây ngộ độc rượu rồi lại tỉnh nhưng nếu là cồn methanol thì nạn nhân uống say dễ gây tử vong nhanh chóng. Người thân cần biết xử trí đúng cách khi nạn nhân có biểu hiện ngộ độc rượu để tránh những tai biến đáng tiếc.

Khi thấy nạn nhân có biểu hiện ngộ độc rượu, người nhà cần kê gối thấp cho bệnh nhân nằm nhằm làm nôn hết rượu ra. Sau đó, để bệnh nhân ngủ, cứ vài tiếng phải đánh thức bệnh nhân dậy cho ăn cháo loãng. Tránh trường hợp để bệnh nhân đói sẽ bị hạ đường huyết nguy hiểm. Nếu bệnh nhân lâu không tỉnh hoặc không ăn uống được gì hoặc cứ ăn vào là nôn thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.    

Các biện pháp cần xử lý để giảm thiểu tác hại xấu nhất khi bị ngộ độc rượu. Chúng ta cần lưu ý những việc không nên:

Không nên cho nạn nhân uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu. Không nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic… để làm giảm đau đầu khi say, bởi sẽ có hại cho gan. Paracetamon, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hoá.

Khi say rượu, không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ xơ gan, ung thư gan. Một số người còn cho người say uống mật ong pha loãng nhưng nếu người say vẫn còn một lượng rượu trong người thì khi kết hợp với mật ong sẽ dễ lên men, gây say hơn.

Không tắm ngay vì dễ bị hạ đường huyết, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành để cung cấp vitamin và chất chống ôxy hóa, hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.

Những việc nên làm: Nên uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục. Cần uống nước ấm sẽ tốt hơn nước lạnh; nước chè xanh đậm giúp khử độc cồn cấp tính, hoặc uống sữa nóng, nước gừng tươi (thái lát đun sôi kỹ) để máu lưu thông, hóa giải nhanh chất cồn; các loại nước mía, nước chanh, cam vắt, nước cà chua, nước ép bưởi, sinh tố chuối, nước các loại đậu ninh nhừ… uống nhiều lần sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ; có thể dùng 3 lát gừng tươi giã nát, trộn với một ít giấm và đường, ép lấy nước để uống. Hoặc 1 nắm đậu xanh giã nát, ít trà mạn và 1 chén nước, đun lên để uống. Nếu bị say kèm đau đầu, hãy giã rau cần tươi hoặc lá dong rồi vắt lấy nước cốt để uống sẽ rất hiệu quả.

MC Kim Oanh: Thông qua chương trình tọa đàm hôm nay, ông có lời khuyên gì với người dân trong việc sử dụng rượu ngày Tết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe?

Ông Lý Văn Cảnh: Như chúng ta đã biết từ ngày 01/01/2020, Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực. Đây là một qui định tạo hiệu ứng rất tốt cho mọi người phòng tránh tác hại của rượu bia. Theo Tổ chức Y tế thế giới rượu bia đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu và còn là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm nguy hiểm khác. Không nên lạm dụng rượu etylic, cần uống có điều độ (liều lượng cho người lớn <30ml/ngày/người). Tuyệt đối không pha, không uống cồn metylic. Nâng cao nhận thức và thực hành về vệ sinh ăn uống, tránh sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, rượu pha chế, rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. Các cơ quan chức năng triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát phát hiện các sản phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác, rượu có chứa metylic, tránh để các loại rượu không an toàn lưu thông trên thị trường.

Một gian hàng thực phẩm tại Hội chợ xuân Thái Nguyên 2019

MC Kim Oanh: Thưa ông Tạ Đình Dũng, hàng năm, Sở Công Thương thường tổ chức chương trình Hội chợ Xuân và các chương trình đưa hàng Việt về phục vụ bà con vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc kiểm soát chất lượng nguồn hàng tại các chương trình này được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Tạ Đình Dũng: Việc lợi dụng hội chợ có một số thương nhân đưa hàng kém chất lượng về vùng sâu, vùng xa đang diễn ra vì người dân ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu nhận thức, thiếu thông tin về chất lượng hàng hóa. Cục QLTT tỉnh khi có thông tin về việc tổ chức hội chợ tại các huyện, thị đều có những chỉ đạo đối với Đội QLTT địa bàn để triển khai phối hợp với Ban tổ chức Hội chợ rà soát, kiểm tra hàng hóa được trưng bày, bán tại hội chợ.

Đối với việc kiểm tra, xử lý vi phạm tại hội chợ có những phát sinh, khó khăn phức tạp đó là các thương nhân tham gia bán hàng tại hội chợ mang tính thời vụ; hội chợ thường diễn ra trong ít ngày, khi kiểm tra có thể phải tạm giữ, giám định hàng hóa, do đó việc xử lý vi phạm gặp nhiều cản trở, phức tạp. Chúng tôi mong muốn các cơ quan cấp phép tổ chức hội chợ và chính quyền địa phương khi cấp phép cho các doanh nghiệp tổ chức hội chợ phải phối hợp và có cam kết với các thương nhân tham gia hội chợ để đảm bảo chất lượng hàng hóa bán và trưng bày trong hội chợ. Cùng với đó cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng trong đó có lực lượng QLTT.

MC Kim Oanh: Thưa ông Lý Văn Cảnh, trong những ngày Tết, nhiều gia đình có thói quen mua hàng và dự trữ, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để sử dụng lâu ngày. Theo ông, thói quen này có tốt và đảm bảo an toàn thực phẩm không? Vì sao?

Ông Lý Văn Cảnh: Trước đây điều kiện kinh tế của chúng ta còn khó khăn, các nhà đều dự trữ thực phẩm cho ngày Tết. Có những nhà mổ cả con lợn ăn dần trong Tết và cả tháng Giêng.

Bây giờ, người dân có đời sống tốt hơn, các dịch vụ chăm sóc khách hàng, phương tiện bảo quản thực phẩm tốt hơn. Ngày trước chúng ta hay bảo quản thực phẩm theo cách truyền thống là ngâm muối hoặc hun khói, ngâm mỡ... Hiện nay chúng ta cũng dự trữ nhưng ít hơn trước. Ta có phương tiện dự trữ đảm bảo về nhiệt độ, không cho vi khuẩn phát triển và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên nếu không nắm rõ những thông tin về an toàn thực phẩm, bảo quản không đúng cách thì vô hình chung lại gây nên mất an toàn.

Thời đại này, gia đình nào cũng phải lưu trữ thực phẩm hàng ngày chứ không chỉ ngày tết. Mỗi nhà đều có tủ lạnh, tủ mát, tủ bảo ôn, đầu tiên phải sơ chế thực phẩm trước khi lưu trữ. Với thịt, rau, củ, quả cần sơ chế sạch, sau đó bọc thật kỹ từng món, từng suất, từng nhu cầu. Tránh trường hợp đưa mảng thịt to, cả cân rau lớn vào tủ lạnh, khi mang ra rã đông chúng ta lại chỉ ăn một bữa rồi lại cất vào tủ lạnh.

Chúng ta hãy sơ chế, làm sạch, làm khô, gói lại từng bữa dùng theo nhu cầu của gia đình. Để khi mỗi lần mang ra ăn chỉ ăn một bữa đó thì mới đảm bảo an toàn thực phẩm.  

Thứ hai là phân loại thực phẩm, khi dự trữ đồ ăn trong tủ lạnh, các bà nội trợ cần tuân thủ nguyên tắc không lây nhiễm chéo từ thực phẩm tươi sống sang thực phẩm chín. Nếu thực phẩm sống lẫn vào thực phẩm chín thì sẽ bị ô nhiễm chéo, gây nên mất an toàn thực phẩm. Khi thực phẩm được đưa vào tủ lạnh nên tuân theo nguyên tắc thực phẩm chín ở ngăn trên và thực phẩm sống ở ngăn dưới. Tránh trường hợp thực phẩm sống ở trên, chín ở dưới thì thực phẩm sống sẽ rơi xuống thực phẩm chín sẽ không đảm bảo an toàn. Chúng ta cũng không nên tích trữ quá nhiều và quá lâu các loại thực phẩm: Trước đây dành cho 3-5 ngày Tết, nhưng hiện nay mùng 2 Tết đã có người bán thực phẩm. Không nên cất, trữ quá nhiều thực phẩm trong ngăn tủ lạnh, không nên lạm dụng tủ lạnh để lưu giữ lâu quá. Thời gian lưu trữ trong tủ lạnh, tủ đông cũng có quy định riêng. Nếu để trong tủ mát thì chỉ được 2-3 ngày, nhưng nếu ở tủ đông, đảm bảo nhiệt độ từ -18 đến -30 độ C thì các loại thịt có thể để tới 3 tuần, 3 tháng đến 24 tháng. Nhưng chúng ta phải bảo quản đúng cách, nếu không đúng cách thì sẽ không đảm bảo an toàn thực phẩm. Chúng ta nên bảo quản đúng về thời gian, đủ về số lượng.

Giò chả cũng là thực phẩm được tiêu thụ nhiều trong dịp Tết

MC Kim Oanh: Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đang đến gần! Để tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn tỉnh đón Tết, vui Xuân an toàn, lành mạnh, Cục QLTT và Chi cục ATVSTP có phương án, kế hoạch gì trong kiểm soát thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Trước tiên xin được hỏi ông Tạ Đình Dũng?

Ông Tạ Đình Dũng: Như chúng ta đã biết, vào dịp Tết Nguyên đán nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng nhiều, lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tăng cao, do đó những vi phạm về chất lượng hàng hóa sẽ có những diễn biến phức tạp. Lực lượng QLTT với vai trò là cơ quan thường trực của BCĐ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả địa phương.

Để cho thị trường hàng hóa ổn định và đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày Tết của người dân, Cục QLTT đã ban hành văn bản số 289/CQLTT-NVTH ngày 12/11/2019, chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc, mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3737/QĐ-UBND ngày 19/11/2019 thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Canh Tý 2020; tham mưu trình BCĐ 389 của tỉnh ban hành Kế hoạch số 29/KH-BCĐ389 ngày 21/11/2019 về công tác tuyên truyền chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Các Đội QLTT trực thuộc cũng đã và đang tham mưu trình UBND các huyện, thành, thị thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành trên địa bàn.

Ngày hôm qua (28/11), tôi đã chủ trì họp triển khai công tác của Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh theo Quyết định số 3737/QĐ-UBND, tập trung kiểm tra xử lý vi phạm đối với các nhóm ngành hàng phục vụ nhu cầu cao trong ngày Tết như rượu, bia, bánh mứt kẹo, các loại thực phầm chế biến từ thịt, một số loại lương thực, thực phẩm khác và một số mặt hàng thiết yếu trong tiêu dùng như xăng, dầu, gas… Kiểm tra tại các đầu mối phân phối, các trọng điểm tập kết hàng hóa, các chợ, siêu thị và trong khâu lưu thông. Trong quá trình kiểm tra sẽ kiểm tra nhanh về chất lượng, lấy mẫu kiểm nghiệm một số loại hàng hóa liên quan đến chất lượng.

Cùng với việc kiểm tra, lực lượng QLTT phối hợp với báo, đài truyền hình đưa tin bài, tuyên truyền việc thực hiện kinh doanh đúng quy định pháp luật; tuyên truyền về thực hiện quy định trong sản xuất và kinh doanh rượu thủ công, truyền thống; đưa tin các vụ việc điển hình, thông tin về chất lượng hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết…

MC Kim Oanh: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm có kế hoạch gì trong công tác đảm bảo ATVSTP dịp Tết này, thưa ông Lý Văn Cảnh?

Ông Lý Văn Cảnh: Như chúng ta đã biết, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP đã có Kế hoạch số 1288/KH-BCĐTƯATTP ngày 08/11/2019 về việc triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân năm 2020. Trên cơ sở đó, Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân 2020 trên phạm vi toàn tỉnh Thái Nguyên ban hành trước ngày 01/12/2019. Với mục tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, phòng chống ngộ độc thực phẩm. Tập trung chỉ đạo các đơn vị xây dựng và triển khai các hoạt động cụ thể như sau:

Về công tác tuyên truyền: Ban chỉ đạo đã phổ biến kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Canh Tý và Lễ hội Xuân 2020; huy động các cơ quan thông tấn báo chí ở tỉnh và địa phương tham gia truyền thông về bảo đảm an toàn thực phẩm cho nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo pháp luật, quản lý an toàn thực phẩm tại nơi diễn ra lễ hội; quản lý thực phẩm theo đặc thù địa phương; kịp thời công khai các trường hợp vi phạm quy định ATTP, phổ biến các cơ sở, cá nhân, các  địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cho cộng đồng. Huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện truyền thông thích hợp để phổ biến các quy định về ATTP, kiến thức về ATTP; huy động toàn tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc hội tham gia phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong dịp trước, trong và sau tết, cũng như mùa Lễ hội Xuân 2020. Ban hành các ấn phẩm truyền thông: Băng zôn, khẩu hiệu, pano, tờ rơi, tập gấp… Phát huy vai trò của các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trong các hoạt động truyền thông về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Về công tác thanh, kiểm tra: Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm do Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở ban, ngành và các đơn vị có liên quan triển khai trên 9 huyện, TP, thị tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn thực phẩm của cấp huyện đến tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc theo Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tiến hành kiểm tra trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống; kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6 /2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Chấn chỉnh hoạt động quảng cáo theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các huyện, thành phố, thị tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc: Căn cứ kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh, Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tại địa phương xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2020 tại địa phương. Các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành địa phương chủ động mời đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp tham gia kiểm tra theo chương trình số 90/CTrPH/CP-ĐCTUBTWMTTQVN phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 ngày 30/3/2016.

Vấn đề thứ ba cần đề cập đến đó là tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm. Mỗi khi Tết đến xuân về thường có các lễ hội tập trung đông người, nếu như xảy ra ngộ độc thực phẩm thì phải có phương án. Ngành Y tế đã được tham mưu ban hành kế hoạch về triển khai phòng chống các sự cố xảy ra trên địa bàn, huy động nguồn lực trong toàn ngành Y tế; các bệnh viện phải sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có bệnh nhân ngộ độc thực phẩm, hay do sự cố thực phẩm vào viện. Bên cạnh đó các cơ sở y tế cần phải sẵn sàng điều tra, xử lý, giám sát tuyên truyền để giảm thiểu thấp nhất các vụ việc ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Đó chính là những nội dung Ban chỉ đạo đã triển khai từ nay đến Tết Nguyên đán và sau Tết Nguyên đán Canh Tý. 

MC Kim Oanh: Thưa quý vị và các bạn!

Đón Tết vui Xuân an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, đầm ấm là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn. Để ngày Tết thực sự ấm áp và an lành đầu năm, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng thì mỗi người dân cũng phải là một thành viên tích cực trong cuộc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, thực phẩm kém chất lượng, thực sự phải là người tiêu dùng thông minh.

Một lần nữa trân trọng cảm ơn 02 vị khách mời đã tham gia chương trình!

Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi!

 

Nguồn: www.alostories.com

BBT