Truy cập nội dung luôn

Giải ngân đầu tư công chậm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển

VOV.VN - Nhiều Bộ, ngành, địa phương còn chưa quyết liệt khi thực hiện các thủ tục giải ngân đầu tư công.

Thực hiện chủ trương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc tăng cường các hoạt động giải trình tại Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, ngày 2/10 tại Hà Nội, Ủy ban kinh tế phối hợp với Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội tổ chức phiên họp giải trình về kết quả thực hiện Luật Đầu tư công và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chủ trì phiên họp.

Giai đoạn trước năm 2016, việc thực hiện đầu tư công có khá nhiều vấn đề bất cập, yếu kém, không hiệu quả. Tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XIII (Tháng 6/2014) Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công để quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn vốn đầu tư từ ngân sách và vốn trái phiếu Chính phủ. Luật này có hiệu lực từ 1/1/2015.

Căn cứ vào Luật Đầu tư công, tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và Chính phủ đã ban hành 7 nghị định để hướng dẫn triển khai thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công còn nhiều vướng mắc, bất cập dẫn đến giải ngân chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến những nhiệm vụ phát triển kinh tế, tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc hội.

Trước thực tế này, Quốc hội và Chính phủ đặc biệt quan tâm, chủ động theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện cũng như tìm ra những vướng mắc, bất cập. Tại Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã ban hành nghị quyết yêu cầu Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện nghiêm các kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, rà soát kịp thời và điều chỉnh, sửa đổi những bất cập trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư công, tránh chồng chéo, mâu thuẫn, phân cấp phân quyền và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền trong quá trình triển khai luật đầu tư công.

 

Tại phiên giải trình, các đại biểu đã trao đổi thẳng thắn với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm tìm ra nguyên nhân chính của việc giải ngân vốn đầu tư chậm, từ đó tìm ra hướng giải quyết trong thời gian tới.

Đại biểu Hoàng Quang Hàm, đoàn Phú Thọ nêu vấn đề khi đề cập đến những nguyên nhân khách quan là chưa đầy đủ. Bởi vì những nguyên nhân này không hẳn đã là tất cả vì tỷ lệ giải ngân có thể đạt đến 50,8% vốn của 2016. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết những nguyên nhân chủ quan nào từ phía các cơ quan, đơn vị tham gia trong quá trình thủ tục đầu tư.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Trí Dũng khẳng định: Nguyên nhân chậm vốn đầu tư công có nhiều, trong đó khách quan như giải phóng mặt bằng, quy trình thủ tục kêu gọi đấu thầu.

Về nguyên nhân chủ quan, Bộ trưởng Nguyễn Trí Dũng cho rằng có nguyên nhân này khi chúng ta cho giải ngân kéo dài thêm 1 năm. Từ đó tạo nên tâm lý dềnh dang ở giai đoạn đầu, chuyển qua năm sau mới bắt đầu tập trung để đầu tư giải ngân.

“Các thủ tục ban đầu của chúng ta mất rất nhiều thời gian. Đến đoạn cuối khi thủ tục xong, việc giải ngân vốn sẽ nhanh hơn thì nó lại rơi vào giai đoạn cuối. Đến nay, qua 9 tháng đầu năm 2017 chúng ta mới chỉ giải ngân được 51%”, Bộ trưởng Nguyễn Trí Dũng nêu rõ.

Các đại biểu còn chất vấn về lộ trình sửa đổi các bất cập, vướng mắc trong đầu tư công; việc khắc phục các mâu thuẫn chồng chéo giữa các Luật, lộ trình sửa Luật đầu tư công. Cũng có ý kiến chất vấn về gói 80.000 tỷ đồng dành cho việc đầu tư các công trình quan trọng quốc gia nhưng vì sao đến nay chưa thể giải ngân; Giải pháp nào để đẩy nhanh việc thực hiện thủ tục đấu thầu qua mạng…

Đại biểu Nguyễn Văn Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội quan tâm đến quá trình xử lý của Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong việc thực hiện kết luận của Chủ tịch Quốc hội tại phiên họp Ủy ban thường vụ lần thứ 13, trong đó có nêu quy trình rút gọn trong thực hiện đầu tư công.

Đại biểu Tiến nêu câu hỏi về thời gian dự kiến để Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành quy trình này và liệu Bộ Kế hoạch và đầu tư có thể cho áp dụng quy trình rút gọn cho các dự án đầu tư công trong nước hay không.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Trí Dũng cho rằng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiểu rõ việc giải quyết chậm sẽ khiến mất cơ hội để thực hiện dự án đầu tư. Tuy nhiên, nếu quyết định nhanh lại chưa có cơ sở để thực hiện.

Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Trí Dũng ủng hộ kết luận của Chủ tịch Quốc hội nhưng, Bộ trưởng Nguyễn Trí Dũng cũng cho biết đến thời điểm này, Bộ Kế hoạch chưa nhận được đề xuất của các bên liên quan đề xuất phương án rút gọn cụ thể.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, giải trình là một trong những hoạt động quan trọng của Quốc hội. Việc 2 Ủy ban tổ chức phiên giải trình với Bộ Kế hoạch và đầu tư đã giúp các đại biểu nhìn nhận rõ hơn việc giải ngân vốn nhà nước.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Luật Đầu tư công có hiệu lực đã ngăn chặn tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, tùy tiện, nâng cao chế tài xử lý và quy định trách nhiệm cá nhân rất rõ. Sau 3 năm thực hiện, Luật đã đi vào cuộc sống và đạt được kết quả quan trọng, thể hiện ở nhận thức của các bộ ngành, các địa phương thay đổi rõ.

Việc triển khai được công khai, minh bạch. Cũng thông qua thực hiện Luật, nợ đọng xây dựng cơ bản đã giảm mạnh. Luật Đầu tư công cũng kích thích sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế...

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, việc giải ngân chậm đã khẳng định việc sử dụng vốn của chúng ta chưa hiệu quả. Từ đó đề nghị các bên tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Đầu tư công; khẩn trương thực hiện việc phân giao vốn và Bộ Kế hoạch Đầu tư phải báo cáo rõ với Quốc hội việc chậm giao vốn; Chỉ rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương còn để xảy ra tình trạng chậm trễ thực hiện vốn đầu tư công.../.

Nguồn: vov.vn