Truy cập nội dung luôn

Kỳ 1: Tết sớm ở huyện đảo Trường Sa

Thưa quý vị và các bạn. Mỗi độ Tết đến xuân về thì cũng là lúc Lữ đoàn 146 -  Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân triển khai hoạt động thay, thu quân đồng thời vận chuyển hàng hóa, quà Tết tới các đảo và điểm đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Loạt phóng sự 10 kỳ “Sức sống mới trên huyện đảo Trường Sa - Vững vàng giữa trùng khơi” do Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên thực hiện sẽ  khắc họa rõ nét về sức sống mới của cán bộ chiến sỹ và người dân trên huyện đảo trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, cùng với không khí đón chào năm mới của quân nhân đang sinh sống trên đảo.

Những ngày này, trên các đảo, điểm đảo, nhà giàn thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đang rộn ràng chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Rất nhiều phần quà ý nghĩa, cả vật chất và tinh thần từ đất liền đã được gửi ra Trường Sa để cán bộ, chiến sĩ và người dân trên các đảo, điểm đảo trên của huyện đảo Trường Sa đón Tết Nguyên đán đầy đủ. Những con tàu từ đất liền rẽ sóng vươn khơi, mang theo hương vị Tết cổ truyền ra quần đảo Trường Sa. Tết ấm áp đã đến sớm với những chiến sĩ hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Quà tặng từ đất liền gửi ra Trường Sa phục vụ Tết Canh Tý

Chuyến hàng tết và tình cảm của nhân dân cả nước ra Trường Sa.

Đúng 16h40, ngày 21/12, hai tàu Kiểm ngư hiện đại mang số hiệu KN 490, KN 491 và tàu Bệnh viện 561 kéo những hồi còi dài chào tạm biệt đất liền tại cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, tạm biệt những người đến tiễn đoàn công tác. Ba con tàu nối tiếp nhau, chia theo 3 tuyến: Bắc, Nam và tuyến Giữa, cùng nhau rẽ sóng vượt đại dương để đến với 21 đảo và các điểm đảo, nhà giàn trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tôi cùng gần 50 phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tham gia Hải trình thăm các đảo phía Bắc của Quần đảo Trường Sa gồm các đảo: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn Đông; theo dự kiến chuyến đi kéo dài khoảng 20 ngày. Năm nay cũng như mọi năm, quà tết đến Trường Sa không thể thiếu gạo nếp và lá dong, thịt lợn, hoa quả, bánh trái, rau xanh do Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, tỉnh Khánh Hòa và Bộ Quốc phòng chuyển ra để cán bộ, chiến sĩ ăn tết. Số quà tết này có sự chung tay đóng góp của nhiều tổ chức, cá nhân, đoàn thể chính trị - tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc hội trị giá hàng tỷ đồng... Ngoài những món quà bằng hiện vật, còn những món quà mang giá trị tinh thần hết sức ý nghĩa như: 10.000 lá cờ tổ quốc do Báo Người lao động gửi tặng chiến sỹ và ngư dân huyện đảo Trường Sa; đặc biệt có lá cờ có chữ ký của đội bóng U22 Việt Nam vừa đạt Huy Chương Vàng tại Sea Game 22 ký tên gửi tặng, do Câu lạc bộ Tuổi trẻ tình nguyện vì biển đảo quê hương mang đến Trường Sa đợt này. Đáng trân trọng nhất là hàng ngàn bức thư của các em học sinh trong cả nước gửi tới những người lính đảo.

Không chỉ là những món quà mà nhiều thiết bị máy móc, đồ dùng thiết yếu cho cán bộ chiến sỹ và người dân trên đảo được bảo quản rất cẩn thận gửi ra đảo để quân dân trên đảo sử dụng, tăng gia sản xuất và sinh hoạt lâu dài. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, chính quyền và nhân dân đều gửi quà và tình cảm từ đất liền ra đảo; đó là tinh thần cả nước vì Trường Sa thân yêu, góp phần tạo điều kiện cho quân dân trên đảo Trường Sa đón tết đầy đủ, ấm cúng, để cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ trên đảo yên tâm công tác, giữ vững tay súng, bảo vệ tốt chủ quyền biển đảo với tinh thần “Đảo là nhà, biển cả là quê hương”.

Đồng chí Phạm Duy Hướng, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146, Đoàn Trường Sa, Trưởng đoàn công tác tặng quà cho các hộ dân trên đảo Song Tử Tây.

Sau gần 40 giờ vượt biển, chúng tôi đã đến khu vực đảo Song Tử Tây. May mắn trong chuyến đi này, đoàn đã liên lạc với 1 tàu cá của ngư dân đang đánh bắt cá gần đảo nên việc chuyển người và hàng hóa lên đảo Song Tử Tây chỉ hết hơn 3 giờ (nếu di chuyển bằng ca nô sẽ nguy hiểm và thời gian kéo dài có thể vài ngày). Tàu cá cập bến âu tầu tại đảo Song Tử Tây lúc 10h10p, lần lượt từng chuyến hàng được khẩn trương chuyển vào đảo. Các mặt hàng đều được đóng gói cẩn thận, đảm bảo an toàn chất lượng trong quá trình vận chuyển và dự trữ dài ngày.

Tết sớm nơi đảo xa.

Tết cổ truyền trên đảo Trường Sa cũng có đủ các loại bánh kẹo, thịt gà, thịt heo, có mâm ngũ quả và bánh chưng. Cán bộ, chiến sỹ và nhân dân cùng nhau gói bánh chưng bằng lá bàng vuông và lá dong từ đất liền gửi ra; mọi việc đều được chuẩn bị, phân công từ sớm, mỗi người một việc. Tiếng cười nói vang cả một góc đảo. Mâm cỗ được các chiến sĩ bày trang trọng dâng lên bàn thờ Bác Hồ và các anh hùng liệt sỹ cùng về vui Tết với huyện đảo. Tết trên đảo xa, các cấp, các cán bộ, chiến sĩ và quân nhân các lực lượng đóng quân trên đảo tham gia giao lưu văn nghệ, mừng Đảng, mừng Xuân Canh Tý. Tiết mục múa hát, đọc thơ của các cháu học sinh Trường Tiểu học tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc Song tử Tây đã đọng lại trong tôi và đoàn công tác ấn tượng sâu sắc về tình yêu quê hương, biển đảo. Hội trường lớn có trang trí cành mai, chậu quất được mang từ đất liền. Có cả những cành mai do bộ đội khéo tay cắt dán gắn thêm dàn đèn cho thêm lung linh, bắt mắt. Lời ca tiếng nhạc nổi lên thể hiện sự yêu đời lẫn quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo trong mỗi trái tim người lính đảo.

Sáng ngày thứ 2 trên đảo, đoàn công tác cùng nhân dân trên đảo và cán bộ chiến sỹ cùng đi lễ tại ngôi chùa trên đảo cầu cho quốc thái dân an, đất nước phồn vinh, Trường Sa kiên cường, vững chắc; cầu chúc mọi người dồi dào sức khỏe, công tác tốt, cuộc sống bình an, thuận lợi. Tiếng chuông chùa trên đảo Song Tử Tây vang xa hòa trong sóng biển quê hương tạo cảm giác thanh bình, thiêng liêng đến lạ. Sư trụ trì chùa phát lộc đầu năm cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân trên đảo.

Tết trên đảo xa cảm giác thật ấm cúng khi chúng tôi đã gặp người con quê hương Thái Nguyên, đang góp sức mình bảo vệ biên cương, biển đảo. Đó là trắc thủ Nguyễn Văn Hùng, quê huyện Đại Từ, Thái Nguyên, cũng là người duy nhất của tỉnh Thái Nguyên đang công tác tại đảo Song Tử Tây. Đoàn phóng viên tỉnh Thái Nguyên đến chúc tết cán bộ chiến sỹ Trạm Rada 21 và gửi tặng cán bộ chiến sỹ đặc sản chè Thái, đong đầy tình cảm của đất liền và quê hương Thái Nguyên. Đại úy Phạm Duy Trung nói: Nhân dịp tết Canh Tý, chúng ta lấy chén trà thay chén rượu, chúc đoàn công tác và mọi người dồi dào sức khỏe, công tác tốt, quyết tâm, chung sức bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, đồng thời gửi lời chúc mừng năm mới tới gia đình, người thân bà con ở đất liền đón Tết an lành, hạnh phúc, An khang - Thịnh vượng.

Cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đảo Song Tử Tây gói bánh chưng bằng lá bàng vuông trên đảo kết hợp với lá dong từ đất liền gửi ra.

Rời đảo Song Tử Tây, chúng tôi đến đảo Đá Nam và đảo Đá Thị; đây là những đảo chìm, nơi sóng to, gió lớn, tầu KN 490 phải thả neo đậu cách đảo gần 1 hải lý, việc chuyển người và hàng lên đảo phải thực hiện bằng xuồng máy nên hết sức khó khăn và thời gian kéo dài. Tuy vậy, mọi hàng hóa, quà tết từ đất liền đều được chuyển lên đảo an toàn, để các chiến sỹ trên đảo ăn tết đủ đầy.

Khi các chuyến tàu chở hàng đến các đảo, điểm đảo cuối cùng thì chỉ còn gần nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán trên đất liền. Trong những ngày này, không khí đón xuân ở các đảo trên huyện đảo Trường Sa đã rất nhộn nhịp. Tết của người lính hải quân làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa dù ở đảo chìm hay đảo nổi đủ đầy cũng như ở đất liền, cũng có bánh chưng, cây quất, cành mai... chỉ là thiếu tình cảm đoàn viên của gia đình. Dẫu vậy, cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa vẫn luôn cảm thấy ấm áp, bởi họ cảm nhận được tình cảm của đồng bào ở đất liền hướng về nơi đảo xa. Mỗi đảo, điểm đảo, nhà giàn có đặc thù riêng, cán bộ, chiến sĩ đến từ nhiều vùng miền, nhưng điểm chung là anh em luôn đoàn kết một lòng, sẻ chia, cùng nhau khắc phục khó khăn, chắc tay súng để canh giữ biển trời, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đó là nhiệm vụ, song cũng là vinh dự, tự hào của cán bộ chiến sỹ trên huyện đảo Trường Sa.

Tết của người lính trên huyện đảo Trường Sa đến sớm hơn trên đất liền, nhưng rất ấm cúng và thiêng liêng, để lại trong mỗi chúng tôi tình cảm lưu luyến, ấn tượng khó quên trong lần đầu tiên đến Trường Sa.

Nguồn: www.alostories.com

Đức Năm