Truy cập nội dung luôn

Kỳ 5: Những chồi non trên Quần đảo Trường Sa lớn lên cùng bão tố

 

Trên đảo Song Tử Tây, bên những hàng cây Bàng vuông, Phong ba hiên ngang chắn gió là ngôi trường hai tầng khang trang mới hoàn thành từ tháng 5/2015. Điều đặc biệt của Trường tiểu học tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa là nhà trường có cả hai khối mầm non và tiểu học; nhưng hiện chỉ có 10 học sinh học với nhiều độ tuổi từ lớp mẫu giáo đến lớp 5 và đều học chung một lớp.

Kỳ 1: Tết sớm ở huyện đảo Trường Sa

Kỳ 2: Trường Sa, vững vàng nơi đảo chìm

Kỳ 3: Người gác cửa Biển Đông

Kỳ 4: Cây Bàng vuông - hình tượng người chiến sỹ Hải quân

Nhà trường chỉ có hai thầy, không có cô giáo nhưng phải đảm nhiệm công việc giảng dạy của 5 lớp học từ mầm non đến lớp 5. Do lớp học ghép nên việc dạy và học của các giáo viên nơi đây vất vả hơn nhiều. Mỗi buổi học, các thầy giáo phải soạn giáo án và dạy cùng lúc nhiều bài giảng khác nhau; phương pháp giảng dạy phải hết sức linh hoạt và sáng tạo để tiết học không vì thế mà kém phần sôi động. Do vậy, các em học sinh rất háo hức mỗi khi đến trường.

Hành trình cõng chữ ra đảo

Đầu năm 2018 thầy Nguyễn Hữu Phú tình nguyện ra Trường Sa để dạy học cho trẻ thơ nơi đầu sóng ngọn gió; đến nay, thầy Phú đã gần 2 năm gắn bó ở đảo Song Tử Tây; với thầy Phú, đây là tháng ngày hạnh phúc nhất của đời mình. Khi chúng tôi hỏi thầy về hành trình gieo chữ trên đảo, thầy Nguyễn Hữu Phú, Hiệu Trưởng Trường Tiểu học tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc Song Tử Tây tâm sự: Ước nguyện được cầm phấn dạy dỗ trẻ thơ trên quần đảo Trường Sa, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc lâu nay trong tôi đã thành hiện thực. Niềm vui sướng, tự hào được ra nơi đầu sóng ngọn gió tiền tiêu của Tổ quốc là một vinh hạnh rất lớn không riêng với bản thân tôi mà còn đối với cả gia đình, đặc biệt là ước mơ của cha tôi trước khi mất. Khi đó, tôi rất vui mừng là được đi dạy học nơi đầu sóng ngọn gió giữa trùng sóng nước của Tổ quốc nhưng cũng lo lắng là không biết ngoài đảo xa đó sóng gió và cuộc sống thế nào, bởi đây là lần đầu tiên tôi được đến Trường Sa. Khi tôi hỏi thầy về lý do thầy xung phong ra đảo để gieo chữ, thầy Phú cho biết: “Những người lính chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc, còn tôi muốn góp sức mình chăm lo cho thế hệ mai sau để dựng xây đất nước”. 

Chỉ huy Trưởng đảo Song Tử Tây Đậu Đình Dân chia tay thầy Nguyễn Hữu Phú, Hiệu Trưởng nhà trường (người đứng giữa) và Thầy Nguyễn Bá Ngọc sau nhiều năm gắn bó với nhà trường

Khi mới dạy học ở đảo Song Tử Tây, điều làm tôi bỡ ngỡ, lúng túng là chọn phương pháp dạy thế nào cho phù hợp. Dạy học ở đảo không giống trong đất liền vì mỗi lớp một trình độ như nhau. Việc dạy lớp ghép mất rất nhiều thời gian, công việc gấp 2-3 lần lớp thường và khác hẳn phương pháp tôi được đào tạo sư phạm. Việc đầu tiên là tôi phải phân bố thời gian biểu sao cho hợp lý; vì thế giáo viên phải di chuyển rất nhiều và luôn miệng với các em. Thậm chí có lúc còn bị chóng mặt như say sóng vì phải quay như chong chóng trong lớp. Ban đầu, mọi sự chưa vào nề nếp nên việc dạy rất khó khăn; tuy nhiên, nhờ các em biết vâng lời và chăm học nên tôi cũng đỡ vất vả dần.

Chưa đầy hai tháng, thầy và trò đã gắn bó với nhau như người trong gia đình. Rất vui là hầu hết học sinh của tôi đều khá, giỏi; mà có lẽ ngoài tư chất còn có lý do các em ở đảo không có nhiều điều kiện để chơi và phân tâm như trong đất liền. Các em ở trường rất ngoan, lễ phép và học tốt; tiêu biểu là em Thiên Lân rất thông minh, mới 5 tuổi mà học đến đâu nhớ đến đó, qua nhiều ngày kiểm tra lại vẫn còn nhớ giống như vừa mới học xong. Những bài thơ do chính tôi sáng tác dài đến sáu khổ, tôi đọc cho em đọc theo, chỉ chưa đầy 10 phút em đã thuộc lòng. Còn các em khác học cũng rất tốt, bé nào cũng làm thầy vui và ấn tượng khó quên. Chiều chiều các em hay ra sân nhà trường vui chơi và đến khu nội trú của các thầy. Các em đều có ý thức, tiết kiệm điện nước, có ý thức tự giác học tập.

Các nhà báo chụp ảnh lưu niệm với thầy Nguyễn Bá Ngọc (người đứng giữa, áo kẻ) và các em học sinh Trường tiểu học xã Song Tử Tây

Trao đổi với thầy Nguyễn Bá Ngọc, giáo viên Trường Tiểu học xã Song Tử Tây về những khó khăn trong việc dạy học trên đảo, thầy Ngọc cho biết: Do đặc thù nhà trường có số học sinh ít với nhiều độ tuổi nên các cháu đều học chung một lớp. Việc dạy lớp ghép rất vất vả, phương pháp dạy cũng phải hết sức linh hoạt; giáo viên phải thường xuyên di chuyển, nói nhiều hơn. Nhà trường chỉ có hai thầy nên các thầy đồng thời cũng là cô giáo đối với các cháu mầm non. Ở trên đảo gió biển mang theo hơi muối nên đồ dùng học tập nhanh hư hỏng, do vậy các thầy giáo phải tự nghiên cứu để làm ra một số đồ dùng, dụng cụ học tập, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn và để các em hứng thú học tập; tuy có khó khăn nhưng các em đều tiếp thu nhanh, chăm học, có thể theo kịp các bạn khi trở về đất liền.

Đầm ấm nghĩa tình thầy giáo với quân, dân trên đảo

Trò chuyện với các thầy giáo trước sân hộ dân số 3 ở khu dân cư đảo Song Tử Tây, dưới gốc cây Tra rợp mát; chúng tôi uống nước trà Thái Nguyên, trò chuyện và hỏi thăm cuộc sống của 7 hộ dân trên đảo. Thầy Phú tâm sự: Hầu như hôm nào các hộ dân cũng đến trường ngồi hàn huyên tâm sự với chúng tôi đến tận khuya mới về; các gia đình hay mang cà phê, trà lá, bánh kẹo đến trường, còn chúng tôi cũng hay đến khu dân cư ngồi uống nước tâm sự với bà con. Có hôm vài hộ dân lại thân tình mời tôi dùng cơm tại gia đình cho đầm ấm. Các cán bộ, chiến sĩ cũng thường xuyên lui tới vào ngày nghỉ để chia sẻ hoàn cảnh gia đình, bạn bè. Mọi người kể cho nhau nghe những vui buồn nơi đầu sóng ngọn gió.

Các thầy giáo hướng dẫn học sinh tập múa hát

Hơn một năm công tác ở đây đã để lại trong tôi bao kỷ niệm tốt đẹp. Anh em chiến sĩ và đồng bào trên đảo sống quây quần, khăng khít bên nhau. Tính tình ai cũng mộc mạc, chân chất, hồn hậu giữa quanh năm mưa nắng bão bùng. Tôi cảm nhận rất rõ tấm lòng dân đảo xa thật thơm thảo. Nhà ai có món gì ngon đều cùng san sẻ với nhau, dù rằng thức ăn ở đây không được đa dạng và dễ kiếm như ở đất liền. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được sống và dạy học giữa trùng khơi sóng nước. Dịp khai giảng, người dân và chiến sĩ đều nhiệt tình đến giúp nhà trường quét dọn, chặt tỉa cành cây, treo phông băng, làm phông khai giảng, chuẩn bị loa đài, khiêng bàn ghế sắp xếp ngay ngắn trước sân trường để chuẩn bị cho năm học mới. Ai có gì cũng chia sẻ cho nhau, chẳng bao giờ giữ cho riêng mình. Những món quà tuy đơn sơ là vậy nhưng chan chứa cái nghĩa cái tình của quân nhân nơi đảo xa.

Thượng tá Bùi Thanh Tùng, Chính trị viên đảo Song Tử Tây cho biết: Chỉ huy đảo thường xuyên quan tâm chỉ đạo hoạt động của UBND xã, đặc biệt quan tâm đến đời sống của các hộ dân trên đảo; các ngày lễ tết và các ngày kỷ niệm như mùng 8/3; 20/11 đều đến động viên thăm hỏi. Chúng tôi đã tổ chức tốt ngày khai giảng năm học, tặng bút vở và đồ dùng học tập cho nhà trường và các cháu.

Các hộ dân có con đang học đều rất tin tưởng, yên tâm khi cho con học tập ở Trường tiểu học xã đảo Song Tử Tây cho biết: Các cháu đều học tập tốt, ngoan ngoãn, khả năng ứng xử cũng tốt; các thầy giáo rất nhiệt tình, trách nhiệm. Chị Nguyễn Thị Lan có hai con đang học tại trường tâm sự: Tôi có hai cháu đều học ở đây, hai thầy giáo rất quan tâm, nhiệt tình, các cháu đều học rất tốt. Chị Lê Thị Mỹ Thắm, hộ dân số 7 cũng rất tin tưởng khi cho con theo học ở trường, sau này các cháu về đất liền cũng hoàn toàn có thể hòa nhập được với các bạn.

Cháu Nguyễn Đặng Hồng Vũ, được sinh ra tại đảo Song Tử Tây là người nhỏ tuổi nhất trên đảo

Những chồi non lớn lên cùng bão tố

Ngày đầu tiên đặt chân lên đảo và cũng là lần đầu tiên chúng tôi được chứng kiến các em học sinh đang múa võ và vui đùa ở sân Trường Tiểu học trên đảo Song Tử Tây. Nếu chỉ nhìn qua hình ảnh, không ai có thể biết được, các em học sinh nơi đây đang học tập ở ngôi trường cách đất liền gần 400 hải lý giữa mênh mông biển cả. Nhìn qua ánh mắt, nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của thầy và trò làm tôi rất xúc động. Các cháu rất lễ phép và dễ thương, khi hỏi chuyện các cháu đều trả lời rành rọt, có phần chững chạc hơn độ tuổi của cháu; khi được tặng quà, các em chia nhau rồi cùng ăn. Cháu Trúc Ly là một trong hai học sinh nữ, đang học lớp 1, có đôi mắt đen khuôn mặt trái xoan xinh xắn, lễ phép trả lời: Sau này lớn lên con muốn làm công an để bảo vệ Tổ quốc!

Mười em học sinh ở Trường tiểu học tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc Song tử Tây là 10 bông hoa Bàng vuông khoe sắc giữa đảo xa, các em dù nhiều độ tuổi, học nhiều lớp nhưng thân nhau như anh em một nhà. Với các em, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Mặc dù việc học tập ở trên đảo còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng thầy và trò nơi đây vẫn luôn vượt qua để cùng nhau phấn đấu dạy tốt - học tốt. Ngoài thời gian học tập, các cháu còn tham gia tập võ, múa hát; các tiết mục văn nghệ chào mừng năm mới do các em biểu diễn đã để lại rất nhiều cảm xúc cho mọi người.

Tiết mục văn nghệ của các em học sinh Trường tiểu học xã Song Tử Tây cùng với mẹ và các chiến sỹ đêm giao thừa

Tôi tin rằng, với những tấm lòng của các thầy giáo luôn hết lòng vì sự nghiệp trồng người, tình nguyện cõng chữ ra đảo thì lớp học đặc biệt đó lại ươm những mầm non có sức sống mãnh liệt vượt qua bão tố để trưởng thành, góp phần bảo vệ và dựng xây đất nước. Các em là những chồi non khỏe mạnh đang lớn lên cùng bão tố giữa biển khơi, khẳng định sức sống ở Trường Sa, chủ quyền của Việt Nam.

Nguồn: www.alostories.com

Đức Năm